Tiêm Vắc-Xin Toàn Cầu

Tiêm Vắc-Xin

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiểu quả nhất

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

// // 2 comments

Vắc xin 6 trong 1 là gì? Có nên tiêm cho trẻ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin được khuyến khích nên tiêm cho trẻ và được biết đến phổ biến nhất và luôn trong tình trạng khan hiếm vắc xin là loại vắc xin 6 trong 1 hay còn được gọi là vắc xin Hexaxim. Vậy nó có gì đặc biệt và vì sao lại được nhiều phụ huynh lựa chọn để tiêm chủng cho con em mình, hãy cùng Tiêm Vắc Xin Toàn Cầu (TVTC) tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 là gì? Nó có thật sự tốt cho sức khỏe?

Vắc xin 6 trong 1 tuy không có trong lịch tiêm chủng mở rộng (TCMR) mà chỉ có ở những phòng tiêm chủng dịch vụ, nhưng cha mẹ vẫn lựa chọn tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix, vì loại vacxin này ít gây ra tác dụng phụ sau khi tiêm chủng cho trẻ.


Vắc xin 6 trong 1 là gì?
Loại vắc xin 6 trong 1 này có thể bảo vệ bé cùng một lúc khỏi 6 bệnh:


  1. Bạch hầu.
  2.  Uốn Ván
  3. Ho Gà
  4. Sốt bại liệt
  5. Viêm màng não
  6. Viêm gan B.
Vắc xin 6 trong 1 là tên gọi chung của những loại vắc xin nào?
Hiện nay trên thế giới có 2 loại vacxin 6 trong 1 từ hai nhà sản xuất lớn là.
  • Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK)
  • Vắc xin 6 trong 1 Hexyon (còn gọi là Hexacima hoặc Hexaxim sản xuất bởi liên doanh giữa SanofiPasteur và Merck). Loại vacxin này chưa phổ biến ở Việt Nam cho tới năm 2015.

Hiện nay, vacxin 6 trong 1 Infanrix là loại duy nhất trên thế giới có ngừa cả bệnh sốt bại liệt. Còn Hexyon vừa được Hội đồng xét duyệt thuốc trên người tại Châu Âu (CHMP) cho phép quảng bá và sử dụng rộng rãi từ tháng 4/2013. Cả 2 loại vacxin trên đều sử dụng dạng vô bào của vi khuẩn ho gà (aP) thay vì nguyên bào (wP) nên an toàn hơn rất nhiều cho trẻ.

Mặc dù tiêm vacxin 6 trong 1 rất tiện dụng trong các chiến dịch chủng ngừa vì giảm thiểu được thời gian chích ngừa nhắc lại, tuy nhiên, việc áp dụng vacxin này cho chương trình tiêm chủng mở rộng ở nhiều nước vẫn chưa khả thi (nhất là ở các nước đang phát triển) vì việc chế tạo và bảo quản khá phức tạp.


Sự phức tạp này đồng thời cũng làm tăng giá vacxin, và nhiều nhà sản xuất vẫn xem đây là một sản phẩm cao cấp dành cho các đối tượng khá giả. Việc phát triển sản phẩm vacxin 6 trong 1 cho cả cộng đồng sẽ mất rất nhiều thời gian, và ước tính sẽ phải đến gần năm 2025 mới hoàn thành.

Mẹ nên cho bé tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix khi nào?
Vacxin 6 trong 1 Infanrix sẽ được tiêm vào đùi bé và tiêm tối thiểu 3 lần, khi bé được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi, mũi sau cách mũi trước 2 tháng.
Bố mẹ có thể tiêm mũi nhắc lại thứ 4 khi bé được 18 tháng và mũi thứ 5 khi bé được 4-6 tuổi để tăng miễn dịch cho bé.

Hãy cho bé tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix để giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn
Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 giúp bé tạo nên hệ miễn dịch kháng lại các 6 loại bệnh trên. Cứ mỗi lần chích, hệ miễn dịch của bé sẽ càng mạnh hơn. Do đó việc cho bé đi chích ngừa đúng và đủ là rất quan trọng.
Nếu bé đã trễ hạn chích ngừa, bố mẹ nên cho bé đi càng sớm càng tốt, không nên bỏ qua. Khi cho bé đi chích ngừa, bố mẹ cũng đồng thời giúp bảo vệ những trẻ khác chung quanh nữa đấy.
Khi đưa trẻ đi chích ngừa, bố mẹ lưu ý là cần giữ lại tất cả các hồ sơ đã chủng ngừa từ trước đến nay nhé!

Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 có an toàn không?


Vacxin 6 trong 1 rất an toàn, và nhất là an toàn hơn hẳn việc để bé mắc một trong những bệnh trên. Nghiên cứu điều tra độc lập của nhóm nhà khoa học, dẫn đầu bởi tiến sĩ Gary Marshall cho thấy, độ an toàn cũng như hiệu quả chủng ngừa của vacxin 6 trong 1 hoàn toàn tương đương khi tiêm từng mũi đơn lẻ.

Các phản ứng thông thường với thuốc chủng ngừa có thể bao gồm bị đau, đỏ và sưng ở nơi được chích thuốc. Một số trẻ cũng có thể bị sốt hoặc quạu quọ, bứt rứt, khóc dai dẳng hoặc kém ăn kém bú. Đây là lý do bố mẹ được yêu cầu ngồi lại tại phòng nghỉ sau khi tiêm ít nhất 30 phút trước khi ra về để theo dõi những phản ứng không mong muốn của vacxin.

Các phản ứng này nhẹ và thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Trong thời gian đó, bố mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau.

Trong các trường hợp tương đối hiếm, bé có thể bị sốt co giật và sẽ khỏi sốt nhanh chóng khi được điều trị tại nơi tiêm. Sốt co giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hiếm khi xảy ra vào 6 tháng đầu, và thường xảy ra khi bé được 2 tuổi hơn. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt co giật sau khi tiêm chủng, không có nghĩa là do vacxin hoàn toàn mà có thể do một nguyên nhân nào đó ngẫu nhiên xảy ra đồng thời trong khi tiêm.

Quan trọng nhất là bố mẹ và bé phải ở lại bệnh viện, trung tâm y tế trong 30 phút sau khi tiêm bất cứ loại thuốc chủng ngừa nào. Bởi vì dù cực kỳ hiếm thấy (xảy ra với ít hơn 1 trong 100,000 ca), sau khi chích ngừa bé có thể bị sốc phản vệ, ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn (anaphylaxis). Triệu chứng có thể bao gồm nổi ban đỏ, khó thở hoặc sưng cổ họng, lưỡi hay môi.

Nếu phản ứng này xảy ra, y bác sĩ đã được chuẩn bị để điều trị khẩn cấp, bao gồm chích thuốc epinephrine (adrenaline). Nếu các triệu chứng xảy ra sau khi bạn đã về nhà, hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.


Read More

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

// // 1 comment

Vắc xin phòng dại ABHAYRAB - Những thông tin cần biết.

Hiện này trên thi trường có rất nhiều loại vắc xin phòng dại, mắc dù vậy nhưng lượng khan hiếm vắc xin phòng bệnh dại vẫn nằm ở mức báo động. Vì thế phòng tiêm chủng Toàn Cầu tại Bình Tân đối tác của Cty CP Y Tế Sài Gòn, luôn đảm bảo số lượng vắc xin tại cở sở luôn đầy đủ cung cấp cho mọi người
Thông tin về công ty CP Y Tế Sài Gòn tại đây.
Hãy cùng tìm hiểu về thông tin của vắc xin phòng dại ABHAYRAB 

MÔ TẢ
Vắc xin Abhayrabvắc xin phòng dại tế bào vero tinh chế. Do công ty Human Biologigical Institute (Ấn Độ) sản xuất. Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.
vắc xin phòng dại Abhayrab

Abhayrab được nhập khẩu về Việt Nam, và được sử dụng tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ.

Thông tin tóm tắt vắc xin Abhayrab

Tên thương mại: Abhayrab
Công ty sản xuất: Human Biologigical Institute
Xuất xứ: Ấn Độ
Thành phần:
Thành phần vắc xin Abhayrab bột đông khô trong mỗi liều đơn:
  • Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero. Hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc ≥ 2,5 UI (đơn vị quốc tế).
  • Tá dược: Thiomersal; Maltose; Human Serum albumin; Neomycin; Kanamycin; Polymicin B sulfate.
Thành phần ống dung môi hoàn nguyên:
  • NaCl 0,9 %
  • Nước cất pha tiêm vđ 0,5ml
Quy cách đóng gói:
  • Hộp 1 lọ vắc xin đông khô + 1 lọ dung môi hoàn nguyên + 1 bơm kim tiêm vô trùng.
  • Hộp 10 lọ vắc xin đông khô + 10 lọ dung môi hoàn nguyên + 10 bơm kim tiêm vô trùng.
  • Hộp 50 lọ vắc xin đông khô + 100 lọ dung môi hoàn nguyên.
Chỉ định:
  • Abhayrab giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại cho cả người lớn và trẻ em, để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại).
  • Bệnh dại là bệnh gây chết người, vì vậy vắc xin không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.
  • Ngoài ra khuyến khích tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab cho các đối tượng có nguy cơ cao như: Bác sỹ thú y; nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm; người làm việc trong rừng, sở thú; Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như thợ thịt, thợ săn; Người có nhiều vật nuôi như chó mèo trong nhà…
Cách dùng – Đường dùng:
  • Abhayrab được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay. Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Không được tiêm vào vùng mông
  • Trong một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da. Tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.
  • Cách dùng: Hoàn nguyên vắc xin với dung môi đi kèm. Nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng sau này.
Lịch tiêm phòng:
Liều dùng
  • Liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Nếu tiêm trong da thì sử dụng một liều là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.
Tiêm với mục đích dự phòng:
  • Phác đồ: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày.
  • Mũi nhắc: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4. Các mũi nhắc tiếp theo cứ 5 năm tiêm 1 lần.
Tiêm vắc xin “điều trị” (Bị phơi nhiễm: sau khi tiếp xúc với súc vật )
Điều trị sơ cấp cứu:
  • Ngay sau khi bị súc vật cắn phải vệ sinh rửa vết thương với nước và xà phòng. Hoặc thuốc làm sạch vết thương.
  • Rửa sạch xà phòng tại vết thương bằng thật nhiều nước.
  • Bôi cồn iod hoặc cồn 70o hay dung dịch dẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0,1/100.
Phác đồ tiêm bắp:
Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5 ml.
  • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 mũi cơ bản, theo lịch 0, 3, 7, 14, 28 ngày. Nếu cần thiết thì tiêm thêm mũi thứ 6 lúc 90 ngày.
  • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 mũi theo lịch 0, 3 ngày.
Trường hợp phơi nhiễm độ III (Có 1 hoặc nhiều vết cắn qua da hoặc vết xước bị nhiễm nước dãi súc vật); phải tiêm vắc xin đồng thời với Immuno globulin dại:
  • Tiêm Immuno globulin miễn dịch đồng thời với mũi tiêm vắc xin đầu tiên. Tuy nhiên phải sử dụng bơm kim tiêm riêng; không được trộn lẫn vắc xin và glubulin miễn dịch; khi tiêm cũng phải tiêm khác vị trí.
  • Tiêm Immunoglobulin miễn dịch nguồn gốc từ người liều 20IU/kg cân nặng cơ thể. Nếu chỉ có globulin miễn dịch có nguồn gốc từ ngựa thì tiêm liều 40IU/kg cân nặng cơ thể.
Độ nặng nhẹ của tình trạng phơi nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như: độ nặng vết thương; vị trí vết thương; thời điểm đến khám; tình trạng suy giảm miễn dịch của cá nhân…Trong các trường hợp nặng, hoặc đến khám trễ, có thể tiêm 2 mũi vắc xin ở ngày thứ 0.
Phác đồ tiêm trong da:
  • Tiêm liều 0,1ml.
  • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 2 liều 0,1ml tại 2 vị trí khác nhau theo lịch: 0, 3, 7, 28 ngày (Phác đồ 2-2-2-2).
  • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 1 liều 0,1 ml theo lịch: 0, 3 ngày.
Chống chỉ định:
  • Không tiêm bắp ở người rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Đối với tiêm dự phòng (chưa bị phơi nhiễm): Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người có bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Đối với trường hợp sau khi bị phơi nhiễm: Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy không có chống chỉ định nào, đối với đối tượng này.
Thận trọng:
  • Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid), vì các thuốc này có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin.
  • Trong trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: vết cắn nặng; vị trí cắn gần đầu; nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
  • Trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm; điều trị không đúng, đủ phác đồ; có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sock phản vệ sau khi tiêm.
Phụ nữ có thai – Đang cho con bú:
  • Chưa có nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ có thai. Vì vậy chỉ dùng Abhayrab cho đối tượng phụ nữ đang mang thai khi thực sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Bệnh dại là bệnh gây tử vong, vì vậy không có chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn:
Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên các tác dụng phụ thường nhẹ. Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:
  • Tại vị trí tiêm: Đau, ngứa chỗ tiêm.
  • Toàn thân thường ít gặp: sốt, chóng mặt, đau đầu…
  • Hiếm gặp: mày đay, sock phản vệ.
Tương tác thuốc:
  • Không dùng đồng thời Abhayrab cùng với các thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid, vì các thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ của Abhayrab.
Bảo quản:
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.
  • Không được để đông đá vắc xin.
  • Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.
Địa chỉ cung cấp vắc xin phòng dại tại Tiemvaccine.com
Read More

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

// // 1 comment

Lịch Tiêm Vắc Xin Cho Trẻ từ 0 đến 12 tuổi năm 2018

Vào những ngày đầu năm học sau một khoản thời gian dài nghỉ hè. Đến lúc tụ trường cũng là thời gian mà bậc phụ huynh cha mẹ nên cập nhật thông tin về lịch tiêm vắc xin cho con em mình để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho các bé từ 0 đến 12 tuổi.

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2018 đã có, mẹ "note" ngay để không bỏ lỡ mũi tiêm bắt buộc nào mà Bộ Y tế chỉ định. Nếu hay quên, mẹ có thể tại ứng dụng miễn phí sẽ giúp nhắc lịch chính xác.

Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2018 là cách tốt nhất để phòng bệnh và dịch bệnh trong 2 năm đầu đời sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của bé còn yếu.

10 vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ năm 2018
Vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: Viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.


2 năm đầu đời trẻ cần được tiêm đầy đủ vắc xin để phòng tránh dịch bệnh

2 vắc xin được chỉ định tiêm ngay sau sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu.
Độ tuổi Vắc xin cần tiêm
Sơ sinh
  • Vắc xin lao mũi 1
  • Vắc xin viêm gan B mũi 1


1 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 2


6 tuần tuổi
  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1. Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất 6 tháng sau. Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.


Từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.


Từ 3 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.

Từ 4 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi thứ 4).
  •  Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4)
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.


Từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin cúm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.


Từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1. Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm. Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella hay Sởi – Rubella.


Từ 12 tháng tuổi
  • Vắc xin thủy đậu mũi 1. Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
  • Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).


Từ 24 tháng
  • Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1. Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm.
  • Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).
  • Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.


Từ 36 tháng và người lớn
  • Vắc xin Cúm = Vắc xin Vaxigrip
  • Vắc xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
  • Trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần

Vắc in bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

Lịch tiêm chủng mở rộng 2018

Lich tiêm chủng mở rộng có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2018 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2018, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6-2018.
Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quanvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5-2017.
Từ tháng 6-2018, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2018 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.
Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.
Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ về Tiemvaccine.com để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Read More